Bộ phim đầu tay của con dâu nhà Beckham bị phản ứng dữ dội
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.TP.HCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 những trường có tỷ lệ chọi cao
Ngày 5.1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp Thị ủy Phước Long, tổ chức hội thảo khoa học "Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc chiến lược của chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long" với sự tham dự của các nhà khoa học, tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, cựu chiến binh, nhân chứng lịch sử...Tại hội thảo, đã có 33 bài tham luận đều có chung nhận định, chiến thắng Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã khẳng định ta có đầy đủ tinh thần và lực lượng mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chiến thắng cũng thể hiện bước phát triển mới về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nhất là nghệ thuật tổ chức và thực hành tác chiến chiến dịch. Chiến thắng Phước Long cũng được coi là đòn trinh sát chiến lược cực kỳ xuất sắc và thành công, làm thay đổi cục diện trên địa bàn chiến lược quan trọng.Thiếu tướng, PGS-TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết: "Thắng lợi của Chiến dịch Đường 14 - Phước Long có giá trị và ý nghĩa trên nhiều mặt, trực tiếp tác động tới quyết tâm của Đảng ta để tiến tới kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước"."Bài học về xây dựng và sử dụng đòn trinh sát chiến lược không chỉ có giá trị trong lĩnh vực quân sự, trong sự nghiệp xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; mà còn hết sức ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", thiếu tướng Vũ Quang Đạo khẳng định.Tương tự, PGS-TS Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đảng, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, giá trị chiến lược của trận thắng Phước Long đã làm cho Mỹ không thể vào lại miền Nam và chấp nhận thực tế chiến tranh Việt Nam đã kết thúc. Chính quyền và quân đội Sài Gòn cho dù còn đầy đủ bộ máy và lực lượng, nhưng không còn khả năng chiếm giữ và chịu thất bại hoàn toàn. "Chiến dịch Đường 14 - Phước Long giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở miền Nam, đưa đến quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam bằng sức mạnh của cả dân tộc 'một ngày bằng 20 năm'. Thượng tướng Trần Văn Trà, nguyên Tư lệnh các lực lượng vũ trang Quân giải phóng miền Nam từng nhận định, không có chiến thắng Phước Long thì chưa có Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30.4.1975", PGS-TS Hà Minh Hồng nhấn mạnh.Mùa khô 1974 - 1975, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định sử dụng Quân đoàn 4 để mở Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, làm bàn đạp tạo thế đe dọa, tiến công hệ thống phòng thủ của quân đội ngụy Sài Gòn, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng, mở rộng tuyến hành lang vận chuyển nối thông với Tây nguyên.Sau 3 đợt tấn công với 25 ngày chiến đấu, Chiến dịch Đường 14 - Phước Long kết thúc thắng lợi vào ngày 6.1.1975 (ngày giải phóng Phước Long - PV). Quân ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân; tạo bàn đạp chiến lược quan trọng uy hiếp hệ thống phòng thủ phía bắc thủ phủ Sài Gòn của địch. Lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở gần Sài Gòn. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long đã góp phần củng cố vững chắc thêm quyết tâm chiến lược của Đảng ta là giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nguyễn Thùy Linh 'duyên nợ chồng chất' với tài năng trẻ cầu lông Indonesia
Theo Wccftech, hiện có nhiều nguồn đáng tin cậy xác nhận Steam đang lên kế hoạch phát hành kính VR Deckard vào cuối năm 2025. Đây là thiết bị VR độc lập, không dây và có giá bán dự kiến 1.200 USD cho toàn bộ gói sản phẩm, bao gồm cả một số trò chơi hoặc bản demo đi kèm.Deckard sẽ sử dụng hệ điều hành SteamOS, vốn được phát triển cho Steam Deck, nhưng sẽ được tùy chỉnh để phù hợp với thực tế ảo. Một tính năng quan trọng của thiết bị là khả năng chơi các trò chơi màn hình phẳng trên Steam Deck dưới dạng VR trên một màn hình lớn mà không cần kết nối với PC. Điều này hứa hẹn mang lại trải nghiệm đa dạng hơn cho người dùng, không chỉ giới hạn trong các trò chơi thực tế ảo truyền thống.Những thông tin rò rỉ trước đó cũng tiết lộ về bộ điều khiển mới của Deckard, có tên mã Roy, từng xuất hiện trong bản cập nhật SteamVR. Ngoài ra, Valve có thể sớm tổ chức các buổi giới thiệu nội bộ về thiết bị này.Valve từng đề cập đến việc phát triển kính VR mới vào cuối năm 2022. Khi đó, nhà thiết kế sản phẩm Greg Coomer cho biết công ty vẫn đang đầu tư vào công nghệ thực tế ảo và muốn giữ nền tảng mở thay vì độc quyền trên một hệ sinh thái nhất định.Deckard sẽ là sản phẩm tiếp theo sau Valve Index, mẫu kính VR ra mắt vào năm 2019. Index từng được đánh giá cao về công nghệ và đi kèm trò chơi Half-Life: Alyx, nhưng doanh số vẫn ở mức hạn chế do giá bán cao. Khi đó, người sáng lập Valve, Gabe Newell, từng đề cập đến việc nghiên cứu một mẫu kính VR không dây và Deckard có vẻ là bước tiến trong hướng đi này.Mức giá của Deckard gần tương đương với Valve Index nếu tính theo lạm phát, cho thấy Valve tiếp tục nhắm đến phân khúc cao cấp thay vì thị trường phổ thông. Việc thiết bị hoạt động độc lập có thể giúp mở rộng khả năng sử dụng, nhưng mức giá cao có thể khiến nó khó tiếp cận với số đông. Hiện tại, Valve chưa xác nhận thông tin về Deckard và các buổi giới thiệu nội bộ có thể sớm diễn ra trước khi có thông báo chính thức.
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Giá USD hôm nay 2.4.2024: Thị trường tự do bật tăng trở lại
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.